Cần chiến lược phát triển dài hạn với ngành thép

Cừ larsen (Sheet pile) - King Tai xin cập nhật những tin tức mới nhất về ngành thép trong và ngoài nước như sau: Vào ngày 15/11 Bộ Công Thương cho biết quá trính rà soát Quy Hoạch Ngành Thép cho thấy đến năm 2020 cả nước sẽ bị thiếu hụt khoảng 15 triệu tấn thép thô, có thể đến năm 2025 tình trạng thiếu hụt sẽ vượt mức 20 triệu tấn thép thô, nhập siêu ngành thép sẽ trở thành nghiêm trọng hơn.

[Cừ larsen]-Cần chiến lược phát triển dài hạn với ngành thép

Hình ảnh: Minh họa

Đủ thép xây dựng - Thiếu thép cán nóng

Với năng lực sản xuất hiện tại Bộ Công Thương cho rằng ngành thép Việt Nam rất có khả năng đáp ứng 100% nhu cầu trong nước về phôi thép và thép xây dựng. Và đến năm 2020 Việt Nam cần bổ sung thêm khoảng 6 triệu tấn công suất thép phôi xây dựng có quy mô lớn, năng lực cạnh tranh cao để có thể đáp ứng các nhu cầu tăng trưởng trong nước.

Về thép cuộn cán nóng, Việt Nam chỉ có duy nhất một dự án Liên hợp thép Formosa Hà Tĩnh với công suất 7,5 triệu tấn và sử dụng lò cao dung tích 4.530 m3 đã được đầu tư xây dựng. Đây được cho là cơ hội để thay đổi được diện mạo ngành thép Việt Nam bởi khi đi vào hoạt động đây sẽ là khi liên hợp thép đầu tiên sản xuất được các sản phẩm thép cán nóng tại Việt Nam. Tuy nhiên hồi tháng 5/2014 đã xảy ra một sự cố về môi trường khiến cho dự án đang bị chậm tiến độ.

Đủ lực phát triển ngành thép, giảm nhập siêu

Cũng theo Bộ Công Thương cho biết do trước đây các doanh nghiệp trong nước không đủ năng lực tài chính và kỹ thuật vì vậy Việt Nam phải kêu gọi các doanh nghiệp từ nước ngoài đầu tư các khu luyện thép liên hợp. Tính đến nay một số doanh nghiệp VN đã đủ năng lực và có thể đầu tư các tổ hợp thép với quy mô lớn mà không cần đến các ngồn vốn FDI

[Cừ larsen]-Cần chiến lược phát triển dài hạn với ngành thép

Hình ảnh: Minh họa

Nhiều lợi thế làm thép quy mô lớn

Các loại thép sản xuất trong nước có nhiều lợi thế cạnh tranh so với thép nhập khẩu trong điều kiện cạnh tranh bình đẳng, không có yếu tố trợ giá. Trong thời gian qua, Bộ Công thương đã tiến hành các biện pháp tự vệ đối với một số sản phẩm thép nhập khẩu có trợ giá của nước ngoài. Giai đoạn này là thời điểm thích hợp để Việt Nam phát triển ngành công nghiệp thép.

Trên cơ sở xem xét các yếu tố cạnh tranh cho thấy, ngành thép Việt Nam có một số lợi thế về cạnh tranh như sau:

Về nguyên liệu: VN có nguồn nguyên liệu đầu vào, có trữ lượng quặng sắt lớn khoảng 1,3 tỷ tấn. Vì vậy nếu khai thác nguồn nguyên liệu trong nước sẽ giúp giảm được khối lượng quặng dự trữ và giảm được các chi phí vốn lưu động, đồng thời năng cao khả năng cạnh tranh.

Theo Bộ Công Thương phân tích, nếu Việt Nam có thể xây dựng được các khu luyện thép liên hợp có công suất 7-10 triệu tấn/năm, mỗi năm chúng ta có thể khai thác được khoảng 15 triệu tấn quặng sắt từ mỏ sắt Thạch Khê cùng các mỏ sắt khác trong nước và lượng quặng sắt đó có thể đủ dùng cho khoảng thời gian 30 năm. Việc nhập khẩu quặng hiện nay có giá khoảng 60 USD/tấn tương đương mỗi năm chúng ta sẽ đóng góp khoảng 900 triệu USD vào giá trị sản xuất nội địa. Đồng thời, sẽ góp phần hạn chế nhập siêu ngành thép mỗi năm 3-4 tỷ USD, tăng nội lực đất nước, bảo đảm nền công nghiệp quốc phòng vững mạnh.

Về cảng nước sâu: Để đảm bảo hiệu quả kinh tế, các nhà máy thép cán nóng trên thế giới đều được xây dựng với công suất từ 2-3 triệu tấn/năm trở lên tại các vị trí ven biển cảng nước sâu để có thể giảm được chi phí vận chuyển nguyên vật liệu và thành phẩm. Với lợi thế hơn 3.000 km bờ biển và hệ thống cảng nước sâu phong phú, Việt Nam có đủ điều kiện để xây dựng những Khu liên hợp luyện thép cỡ lớn, bảo đảm hiệu quả về kinh tế và an toàn về môi trường tại các khu vực tiềm năng có cảng nước sâu như Nghi Sơn, Dung Quất, Cà Ná…

Lợi thế nhân công: So với các quốc gia có nền công nghiệp thép phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc hay Trung Quốc, Việt Nam có thu nhập bình quân đầu người thấp. Ngành thép là ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động, do vậy giá nhân công rẻ là một lợi thế lớn.

Lợi thế về chi phí vận chuyển và bán hàng: Với mức tiêu thụ thép trên 20 triệu tấn/năm, Việt Nam là một thị trường tiêu thụ thép lớn trong khu vực Đông Nam Á. Đặc trưng của sản phẩm thép có trọng lượng và kích cỡ lớn cần có hệ thống phân phối rộng khắp. Việc tiêu thụ các sản phẩm thép trong thị trường nội địa với hệ thống đại lý sẵn có của các doanh nghiệp Việt Nam là một lợi thế lớn về bán hàng, chi phí thanh toán chuyển đổi ngoại tệ và vận chuyển so với thép nhập khẩu vào Việt Nam.

[Cừ larsen]-Cần chiến lược phát triển dài hạn với ngành thép

Hình ảnh: Minh họa

(Sưu tầm)

Giới thiệu về công ty

Công Ty TNHH Công Nghiệp King Tai, thành lập vào năm 2007, chuyên kinh doanh lĩnh vực:

  • Mua bán - Cho thuê - Thi công hệ giằng chống sạt lỡ tầng hầm
  • Mua bán - cho thuê cừ larsen (Sheet pile) đạt chất lượng cao
Công ty chúng tôi luôn luôn đề cao 5 tiêu chí làm việc là:
  • Kinh doanh bền vững
  • Theo đuổi trưởng thành
  • Đổi mới và phát triển
  • Nâng cao tín chuyên nghiệp
  • Uy tín hàng đầu

Phương châm trong quản lý kinh doanh của công ty chúng tôi là “Không ngừng cải tiến và đổi mới”.

Liên hệ tư vấn

CÔNG TY TNHH CÔNG NGHIỆP KING TAI

  • Địa chỉ VP: Tòa Nhà Mỹ Khang, Đường Nguyễn Lương Bằng, P.Tân Phú, Q. 7, TP.HCM
  • Điện thoại: 0613 569 907 / 08
  • Emailkingtaisteel@gmail.com
  • Website: kingtai.com.vn

Tin tức & Sự kiện khác